TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,346,769
11
127
248
121,303

Liên kết

Nhu cầu phát triển nhân lực tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
Cập nhật 22/10/2014 Lượt xem 2692

(QT) - Đầu tư phát triển nhân lực là 1 trong 3 đột phá mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Nghề nghiệp, việc làm là một trong những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nhu cầu, phương hướng phát triển nhân lực của địa phương, vùng miền, quốc gia. Phát triển nhân lực phải gắn với việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của tỉnh, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011- 2020. Bài viết này cung cấp một số thông tin để bạn đọc hiểu thêm về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mục tiêu, phương hướng phát triển nhân lực của tỉnh thời gian tới. Trên cơ sở đó có sự lựa chọn trong đào tạo nghề nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 
Trước giờ lên lớp - Ảnh: TD

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch) (Quyết định phê duyệt số 1803/QĐ-UBND ngày 4/10/2012), một trong những mục tiêu tổng quát là: “Nhân lực được phát triển toàn diện, có cơ cấu phù hợp, trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, có năng lực tự học, tự đào tạo cao, khả năng thích nghi và hội nhập đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Một trong những mục tiêu cụ thể là đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40-42%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 32-35% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh đạt 50%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%. 

Cũng theo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, mục tiêu chủ đạo về tăng trưởng kinh tế là phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch GDP/người của tỉnh so với mức bình quân chung của cả nước, đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 95%. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011- 2015 từ 12- 13%/năm. 

Quan điểm chủ đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với cơ cấu công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp hợp lý. Đến năm 2015, tỷ trọng nông nghiệp là 20%, công nghiệp- xây dựng đạt 49%, dịch vụ đạt 31%; đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 13%, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng đạt 56%, dịch vụ chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế tính theo GDP của tỉnh . 

Về phát triển nhân lực theo ngành đào tạo (theo Quy hoạch), phương hướng chung trong nền kinh tế của tỉnh là tổng nhân lực làm việc trong nền kinh tế năm 2015 là 341,4 nghìn người và năm 2020 là 361 nghìn người. Tổng lao động qua đào tạo năm 2015 là 138.200 người (40,48% nhân lực trong nền kinh tế) và năm 2020 là 181.000 người (50,13% nhân lực trong nền kinh tế). Nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên năm 2015 có 31.370 người (22,69% nhân lực qua đào tạo) và năm 2020 có 41.400 người (22,87% nhân lực qua đào tạo). Nhân lực có trình độ trung cấp chuyên nghiệp năm 2015 có 23.200 người (chiếm 16,78% nhân lực qua đào tạo) và năm 2020 có 30.685 người (chiếm 16,95% nhân lực qua đào tạo). Số lượng công nhân kỹ thuật (lao động qua đào tạo nghề có bằng, chứng chỉ) năm 2015 có 83.630 người (60,51%) và năm 2020 có 108.915 người (60,17%). Số người được đào tạo nghề hệ chính quy trong thời kỳ 10 năm 2011- 2020 vào khoảng 75.500 người (trong đó cao đẳng nghề 1.700 người, trung cấp nghề 11.300 người, sơ cấp nghề 33.450 người và đào tạo ngắn hạn 29.050 người). Mở rộng các hình thức huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo nghề để phổ cập nghề cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là lao động nông thôn và dân tộc thiểu số. 

 


Sơ đồ tỷ lệ đào tạo theo trình độ các năm 2015, 2020

Về nhu cầu nhân lực theo khu vực kinh tế của tỉnh Quảng Trị, nhân lực khu vực công nghiệp-xây dựng năm 2015 có 63,2 ngàn người và năm 2020 có 86,6 ngàn người. Nhân lực qua đào tạo năm 2015 là 39.200 người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 8.246 người (21,03%), trung cấp chuyên nghiệp 8.680 người (22,14%) và công nhân kỹ thuật 22.274 người (56,82%)) và năm 2020 là 58.000 người người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 12.850 người (22,15%), trung cấp chuyên nghiệp 11.103 người (19,14%) và công nhân kỹ thuật 34.047 người (58,70%)). Nhân lực qua đào tạo ngành công nghiệp chế biến tương ứng các năm 2015 là 25.085 người và năm 2020 là 39.180 người; ngành xây dựng năm 2015 là 6.700 người và năm 2020 là 8.560 người. Trong giai đoạn 2011- 2020 có khoảng 35-40% nhân lực được đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động. 

Nhân lực khu vực dịch vụ năm 2015 có 108,5 ngàn người và năm 2020 có 119.2 ngàn người. Nhân lực qua đào tạo năm 2015 có 71.000 người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 20.476 người (28,83%), trung cấp chuyên nghiệp 12.658 người (17,82%), công nhân kỹ thuật 37.866 người (53,33%)) và năm 2020 có 85.000 người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 25.320 người (29,78%), trung cấp chuyên nghiệp 14.950 người (17,58%) và công nhân kỹ thuật 44.730 người (52,62%)). Nhân lực qua đào tạo ngành thương mại, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình các năm tương ứng là 15.600 người và 17.000 người; khách sạn, nhà hàng, du lịch là 6.110 người và 10.010 người; ngành vận tải kho bãi là 6.500 người và 10.075 người. Giai đoạn 2011- 2020 có 30- 35% nhân lực được đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn- kỹ thuật và kỹ năng lao động. 

Nhân lực khu vực nông- lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 có 172,4 ngàn người và năm 2020 có 155,2 ngàn người. Nhân lực qua đào tạo năm 2015 là 28.000 người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 2.248 người, trung cấp chuyên nghiệp 1.865 người và công nhân kỹ thuật 24.087 người) và năm 2020 là 38.000 người (trong đó trình độ đại học- cao đẳng 3.230 người, trung cấp chuyên nghiệp 4.632 người và công nhân kỹ thuật 30.138 người). Triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời kỳ 2011- 2015 có khoảng 11.8000- 12.000 lượt người và thời kỳ 2016- 2020 có khoảng 14.500- 15.000 lượt người được tham gia học nghề theo hình thức này. Những nhóm nghề đào tạo chính là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nước lợ theo quy trình sạch; trồng rau sạch; trồng và chăm sóc cây cảnh; trồng, chăm sóc và quy trình khai thác mủ cao su; trồng và sơ chế cà phê sạch; thú y, bảo vệ thực vật; trồng rừng thâm canh; kỹ thuật canh tác trên đất cát ven biển… 

Định hướng giai đoạn 2011 - 2020, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh là bám sát định hướng phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân. Phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh dịch vụ du lịch, đưa tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại dịch vụ bình quân từ 11- 12%/năm, trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 10 -11%/năm, giai đoạn 2016- 2020 từ 12- 13%/năm. 

Cụ thể, về thương mại, ưu tiên phát triển theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh; tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho hàng hóa nông sản, đặc sản của địa phương, mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Củng cố và mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa sản xuất tại địa phương. Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn và khả năng cạnh tranh cao. Phát triển TP. Đông Hà, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo thành một trong những trung tâm giao lưu hàng hóa, dịch vụ lớn của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với các nước, các vùng lãnh thổ trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây. Khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây, địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng. 

Xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa phương, các trung tâm phân phối hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị văn minh, hiện đại trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. 

Về du lịch, cần đẩy nhanh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế của tỉnh. Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Trung, các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây để khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của mỗi địa phương; hợp tác với Lào, Thái Lan xây dựng các chương trình du lịch kết nối các di sản văn hoá của 3 nước dọc Hành lang kinh tế Đông - Tây. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh sẽ tập trung và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ, khai thác các điểm du lịch hoài niệm, du lịch nhân văn như: Thành Cổ Quảng Trị, Cứ điểm Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn... 

Các ngành dịch vụ khác phát triển đồng bộ, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ: bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải... góp phần tích cực phát triển kinh tế và xây dựng xã hội văn minh. 

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên cho thấy nhu cầu tăng lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng là yêu cầu để người lao động cần tham gia học tập nâng cao trình độ, góp phần tham gia vào lực lượng lao động qua đào tạo trong nền kinh tế. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp và xây dựng tăng, duy trì tỷ lệ lao động khu vực dịch vụ là một xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong đó người học cần lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân. Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành qua trình độ đào tạo cho thấy, tuy mỗi ngành, mỗi khu vực kinh tế có những nhu cầu khác nhau nhưng nhu cầu lao động qua đào tạo bậc cao đẳng, đại học thấp hơn so với nhu cầu lao động qua đào tạo trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật, cao đẳng nghề. Vì vậy, việc lựa chọn bậc học (đại học, cao đẳng, trung cấp hay công nhân kỹ thuật) cần được nghiên cứu kỹ để người học ra trường có việc làm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

LÊ THỊ XUÂN LIÊN

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết