TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,480,775
20
18
455
131,407

Liên kết

Nhu cầu lao động ngành du lịch
Cập nhật 21/08/2015 Lượt xem 3195

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm khoảng 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ. Như vậy, để phát triển sự nghiệp trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn năm 2014 và những năm tới, những người dự định hoặc đang làm việc trong lĩnh vực này cần đặc biệt chú ý đến trình độ ngoại ngữ của bản thân.

Dựa trên yêu cầu phát triển trong năm 2014, nhu cầu tuyển dụng của ngành này tăng khoảng 50% so với năm 2013.

 Được mệnh danh là ngành “Công nghiệp không khói”, ngành Dịch vụ du lịch  đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Quản trị dịch vụ du lịch sẽ là người quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, yêu cầu của khách do hướng dẫn viên báo về; nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách về chương trình du lịch của đơn vị mình, thiết kế các chương trình du lịch...

Những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến Quảng Trị ngày càng tăng, đặc biệt là lượng khách Thái, Lào thông qua tuyến đường bộ trên hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là tín hiệu đáng mừng để thúc đẩy phát triển “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh. Tuy nhiên, nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành du lịch đang là vấn đề cần được quan tâm. 

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, hiện trên địa bàn cả nước có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp mở các ngành học đào tạo các nghề liên quan đến du lịch. Theo đó, số lượng học sinh tham gia học các chuyên ngành về du lịch ngày một tăng nhưng chất lượng đào tạo chưa đồng đều. 

Tuy nhiên, hầu hết các em tốt nghiệp ra trường hiện nay đều cầm trên tay tấm bằng “quản lý” hay “quản trị” du lịch nhưng khi được phỏng vấn tuyển dụng đều hiểu rất lơ mơ về ngành mình đã học. Đa số các em đều nghĩ, cứ học xong cầm tấm bằng tốt nghiệp đi xin việc là làm quản lý được ngay.

Thực tế, muốn quản lý, làm việc ở một nhà hàng, các em phải hiểu biết tường tận hoặc trải qua công việc của người phục vụ bàn, phục vụ bếp; muốn làm việc, quản lý một khách sạn thì phải nắm rõ công việc phục vụ buồng, phòng… Nói tóm lại, muốn làm được quản lý thì phải hiểu nghiệp vụ ở các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn. Hiện các khách sạn nhà hàng trên địa bàn đang rất cần những người có tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ trong khi sinh viên tốt nghiệp các ngành du lịch rất nhiều lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Chính vì vậy, đã xảy ra nghịch lý là người học ra trường không có việc làm còn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lại “đỏ mắt” tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng.

Có thể thấy rằng, ở các bậc học trung cấp và cao đẳng đáng ra người học phải được đào tạo chuyên biệt về nghề, học những kỹ năng mang tính chuyên ngành như phục vụ bàn, dọn phòng... nhưng phần lớn học sinh sinh viên lai chạy theo theo xu thế phải tốt nghiệp đại học mà để hỏng một số bộ phận nhân lực có tay nghề ở bậc trung cấp và dạy nghề.

Vấn đề bất cập trong đào tạo nhân lực du lịch đã được bàn luận sôi nổi trong thời gian qua. Thực tế cho thấy giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các trường đào tạo chưa có sự liên kết thống nhất với nhau. 

Đội ngũ nhân viên phục vụ là người trực tiếp giao tiếp với khách nhưng trước đây không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn không chú trọng đào tạo nhân viên phục vụ nên chất lượng phục vụ thấp. Từ chỗ xuất phát điểm thấp nay trước cơ hội và thách thức mới nhiều doanh nghiệp lại mong muốn có một lực lượng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng.

Nằm trong quỹ đạo phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, du lịch Quảng Trị đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên có tận dụng được những cơ hội “vàng” ấy hay không lại là một vấn đề rất đáng quan tâm. 

Trong khi lượng khách du lịch Lào, Thái đến Quảng Trị ngày một gia tăng mạnh mẽ (chiếm 45% lượng khách quốc tế) thì ngành du lịch dường như không theo kịp nhu cầu của lượng khách này. Tại Quảng Trị hiện có 40 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, tuy nhiên số hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Thái chỉ có 3 người, tiếng Lào chỉ có 1 người.

Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách, các trung tâm lữ hành đành phải sử dụng những người biết các loại ngoại ngữ này nhưng không có nghiệp vụ du lịch. Tại các nhà hàng, khách sạn số nhân viên phục vụ biết tiếng Lào, Thái hết sức ít, chiếm tỷ lệ dưới 1%. Chính sự bất đồng ngôn ngữ đang là rào cản lớn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn và các điểm kinh doanh du lịch. 

Có thể thấy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch nói chung và thị trường du lịch Đông Bắc Á, Sở VH-TT&DL cần sớm có lộ trình phát triển nguồn nhân lực bền vững như hỗ trợ các đối tượng phục vụ trong ngành du lịch tham gia đào tạo các lớp nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ du lịch (như lớp du lịch do Ban quản lý Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mêkông phối hợp với trường trung cấp Mai Lĩnh đào tạo).

Ngoài ra, cần mở các lớp ngắn hạn đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Lào và tiếng Thái cho đối tượng là nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn. Sớm hình thành cơ sở dữ liệu về nhu cầu lao động, cập nhật các thông tin về du học sinh Quảng Trị tại các trường đại học vùng Đông Bắc Thái Lan, khuyến khích, hỗ trợ họ tham gia hoạt động phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch cần có sự hợp tác chặt chẽ, chú trọng đầu tư phát triển con người phục vụ du lịch. Ngành du lịch cần có một đội ngũ công tác viên được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ tại chỗ, đặc biệt là tại các điểm, các vùng du lịch. 

Đến năm 2015, Quảng Trị cũng như các tỉnh Bắc miền Trung sẽ đón khoảng 2 triệu khách du lịch Lào, Thái. Ngành du lịch của tỉnh cần có những chuẩn bị chu đáo về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ để đón đầu lượng khách này. 

Bên cạnh đó, các học sinh có mong muốn phục vụ trong ngành du lịch có thể chọn học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng có đào tạo ngành du lịch. Ở Quảng Trị hiện nay có trường Trung cấp Mai Lĩnh đang đào tạo ngành Quản trị Du lịch với mong muốn góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và tham gia đào tạo nhân lực cho các địa phương. Sau khi học và tốt nghiệp trung cấp, người học cũng có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn. 

 

Cao Nguyễn Phương

 

 

 

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết