TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,346,810
11
168
248
121,344

Liên kết

Mô hình dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề
Cập nhật 09/10/2014 Lượt xem 2381

QT) - Bước sang thế kỷ 21, nhu cầu về thị trường lao động trên thế giới và Việt Nam đã và đang có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và thành phần. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và tay nghề của người lao động, đồng thời phải chú trọng đến cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phân luồng học sinh sau THCS để một bộ phận học sinh học xong THCS vào học nghề hoặc vào trường trung cấp chuyên nghiệp (Chỉ thị số 10 – CT/TW). Tuy nhiên, tâm lý chung của đa số người dân là mong muốn con em mình được học lên THPT và tiếp tục học lên cao đẳng, đại học. Do vậy, khi học xong THCS học sinh không muốn đi học nghề.


Hội thi nghiệp vụ chuyên ngành Hạch toán kế toán, điện công nghiệp và dân dụng -Ảnh: TL

Để thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, việc huy động học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp THCS đi vào học tại các trường TCCN, trường nghề, vừa học văn hóa vừa học nghề là một giải pháp quan trọng để thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS. Việc dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa, phân luồng học sinh đã được Nhà nước quan tâm. Chỉ thị số 10 – CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị đã xác định: “Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS theo hướng dẫn tăng nhanh tỷ lệ học sinh vào học ở các trường TCCN, trung cấp nghề... Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định: “Đối với giáo dục thường xuyên đảm bảo cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề, đảm bảo xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 xác định: Đến năm 2020 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%... Ngoài ra, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ2011 - 2020 cũng xác định mục tiêu thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 (cao đẳng nghề, trung cấp nghề 20%) và 55% tương đương 34,4 triệu người vào năm 2020 (cao đẳng nghề, trung cấp nghề 23%). Như vậy, số lượng đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 85% trong tổng số lao động được đào tạo theo mục tiêu. 

Dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa cho các em học sinh có trình độ THCS là một giải pháp quan trọng góp phần thực hiện tốt chủ trương phân luồng học sinh sau THCS, thực hiện công tác hướng nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn. Nếu những em có học lực trung bình, hoàn cảnh gia đình khó khăn thì các em nên đi theo hướng vừa học văn hóa vừa học nghề, chỉ sau 3 năm học các em đã có nghề nghiệp, có công ăn việc làm tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, với bằng TCCN các em có thể tiếp tục học bằng con đường liên thông lên cao đẳng, đại học (nếu như các em có nhu cầu), như vậy rất thuận lợi cho các em và gia đình, gia đình sẽ bớt áp lực về tài chính khi lo cho các con ăn học. 

Thống kê cho thấy, hàng năm, tỉ lệ vào đại học là 30%, cao đẳng 12%, TCCN từ 27-28%. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng đại học, cao đẳng là 32,68%, trung cấp và công nhân kỹ thuật 46%, lao động phổ thông 27,9%. Điều đó cho thấy thị trường lao động cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề đó là kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật lành nghề. Xu thế chung của nhà tuyển dụng hiện nay thiên về kỹ năng thực tế hơn là bằng cấp. Hơn nữa xã hội Việt Nam hiện nay diễn ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Như vậy, điều quan trọng vẫn là sự định hướng đúng đắn từ các em. 

Qua quá trình thực hiện mô hình dạy văn hóa kết hợp với nghề ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường TCCN đã thu được những kết quả khả quan, từ đó đã rút ra những kết luận như sau: Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp ngành hữu quan. Từng bước đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết trong việc phát triển văn hóa, kinh tế trong thời điểm hiện nay. Dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề là mô hình mới thể hiện sự đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc học văn hóa kết hợp với học nghề mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành chương trình THPT và nghề. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, thu hút nhiều đối tượng tham gia học tập tạo điều kiện thuận lợi cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học để hoàn thành chương trình THPT, đồng thời có tay nghề với trình độ trung cấp, giúp cho người học có công ăn việc làm ổn định góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Như vậy, vừa góp phần phát triển kinh tế gia đình vừa góp phần vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội. Việc tổ chức hoạt động giáo dục - đào tạo kết hợp này đã mang lại hiệu quả chung cho xã hội không chỉ vấn đề cung ứng nguồn nhân lực mà còn góp phần tích cực vào quá trình thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. 

Tóm lại, việc tổ chức học văn hóa kết hợp với học nghề trong trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc TTGDTX là phù hợp. Vì số môn học văn hóa ít, nên rất thích hợp cho việc bổ sung một số môn học nghề, việc học nghề ngay trong quá trình học văn hóa giúp cho học viên rút ngắn thời gian để có tay nghề hoàn chỉnh và cũng rất phù hợp cho đối tượng học văn hóa ở các trường TCCN hay TTGDTX. 

                                                                          ThS PHAN THỊ LOAN

 

 

 

 

 

 

 

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết