SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG TRUNG CẤP MAI LĨNH
QUẢNG TRỊ
Số: KH/TCML
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày 15 tháng 08 năm 2013
|
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2013 – 2014
I. Căn cứ:
- Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010- 2020.
- Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Nghị quyết đại hội XVI thành phố Đông Hà.
- Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Nghị quyết 05 của Quốc hội, Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng chính phủ.
- Căn cứ Công văn số 3004/CT-BGD ĐT ngày 15/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của các ngành học và trên cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 các trường Trung cấp chuyên nghiệp của vụ giáo dục chuyên nghiệp.
- Căn cứ vào những kết quả đã đạt được và tình hình thực tế của nhà trường.
Chủ đề năm học 2013-2014 là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương”
Trên cơ sở đó Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch năm học 2013 - 2014 của Truờng Trung cấp Mai Lĩnh cụ thể như sau:
II. Đặc điểm tình hình của trường
- Từ ngày thành lập đến nay (14/12/2005), Trường đã tổ chức tuyển sinh được 8 khóa, đã tổ chức làm lễ tốt nghiệp ra trường 7 khóa với tổng số 1302 học sinh của 6 ngành học: Hạch toán kế toán; Tài chính Ngân hàng, Điện công nghiệp & Dân dụng, Du lịch, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh với chất lượng đào tạo khá tốt.
Chỉ tính riêng khóa 7 tốt nghiệp ra trường 124 học sinh, trong đó:
- Loại Giỏi: 06 học sinh (04,84%).
- Loại Khá: 20 học sinh (16,13%).
- Loại Trung bình/ Khá: 40 học sinh (32,26%).
- Loại Trung bình: 58 học sinh (46,77%).
Số học sinh tốt nghiệp ra trường đã đáp ứng yêu cầu của xã hội và đều có việc làm. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hiện nay, nhà trường vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đội ngũ Cán bộ quản lý còn thiếu, giáo viên không ổn định, cơ sở vật chất đang còn phải thuê mượn, các cơ sở thực hành, thí nghiệm, thư viện phục vụ cho công tác dạy và học còn hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một trường đào tạo chuyên nghiệp theo tinh thần đổi mới của Bộ.
III. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
- Nhà trường: Đơn vị tiên tiến.
- Đề nghị UBND Tỉnh tặng cờ thi đua.
- Chi bộ Đảng: Trong sạch vững mạnh xuất sắc.
- Đề nghị LĐLĐ thành phố tặng giấy khen Công đoàn vững mạnh xuất sắc.
- Đoàn thanh niên: Đơn vị vững mạnh cấp Thành phố.
- Tập thể xuất sắc: 2
- Tập thể tiên tiến: 2
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 2 – 5 đồng chí.
- Lao động tiên tiến: Toàn bộ (100%).
- 100% cán bộ, giáo viên không vi phạp luật giao thông, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Tập thể xuất sắc: 3
+ Tập thể tiến tiến: 3 - 5
+ Bồi dưỡng, giới thiệu để kết nạp Đảng 5 – 10 đối tượng (1- 2 CB-GV)
+ Học sinh, sinh viên ưu tú xuất sắc: 5 %
+ Học sinh, sinh viên giỏi: 10%
+ Học sinh, sinh viên khá 50%
+ Học sinh, sinh viên lên lớp: 95% trở lên
+ Học sinh, sinh viên tốt nghiệp: 90% trở lên
IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2013-2014:
1. Phương hướng chung.
- Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của ngành. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, triển khai đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của tỉnh; Đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các bộ phận trong nhà trường;
2. Nhiệm vụ trọng tâm.
- Tiếp tục phát triển quy mô đào tạo và các loại hình đào tạo, duy trì ổn định đào tạo các ngành nghề hiện có.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ và đổi mới công tác quản lý – chuyên môn hóa và kỹ năng thực hành thành thạo.
- Đổi mới quản lý theo hướng đảm bảo tính hệ thống trong quản lý và tăng cường trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân.
- Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị để nâng cao chất lượng dạy học và thực hành, thực tập và phục vụ trong nhà trường.
- Thực hiện cải cách hành chính trong việc quy định, thực hiện các nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác HSSV và rèn luyện HSSV theo các chuẩn mực đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống.
- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn để thực hiện tốt các hoạt động xã hội của nhà trường.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng trong các khâu của quá trình đào tạo và hoạt động của nhà trường.
3. Nội dung và giải pháp thực hiện.
3.1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.
1. Việc chấn chỉnh công tác quản lý, trật tự ký cương, đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục và đào tạo.
- Để công tác quản lý ngày càng có hiệu quả, thống nhất, lãnh đạo nhà trường đã coi trọng việc xây dựng kế hoạch, ban hành các quy chế, quy định để tổ chức, điều hành các hoạt động, tạo cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, các phòng ban, quy chế về cách ứng xử nơi công cộng, các quy định về thủ tục hành chính…Đồng thời cũng rà soát để điều chỉnh, bổ sung những điều chưa hợp lý đối với các quy chế, qui định đã ban hành, quy chế chi tiêu nội bộ. vv…
- Tất cả các hoạt động của nhà trường được quản lý chi tiết trên phần mềm quản lý.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý: công khai quy trình công tác, quy trình đào tạo, tình hình đào tạo, tự chủ và tự chịu trách nhiệm những công việc được phân công, ứng dụng thông tin vào việc xử lý công tác quản lý và chỉ đạo.
Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công tác quản lý hành chính trong nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền trên địa bàn nhà trường đóng và các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh-sinh viên, thực hiện tốt các kế hoạch đề ra trong năm học. Giữ vững và phát huy truyền thống nhà trường và các thành tích đã đạt được trong năm học qua.
3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng 3 công khai:
+ Công khai cam kết đảm bảo chất lượng.
+ Công khai các nguồn lực.
+ Công khai nguồn tài chính.
4. Công tác thi đua đảm bảo nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá thực chất kết quả làm việc của cán bộ, giáo viên và kết quả học tập rèn luyện của học sinh. Thực hiện nghiêm túc ưu đãi đối với học sinh do HĐQT đề ra.
5. Ban Giám Hiệu nhà trường, phòng đào tạo tăng cường công tác kiểm tra việc rà soát, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa địa phương và cả nước, kiểm tra thực hiện chương trình nề nếp học tập của học sinh, kiểm tra hồ sơ tuyển sinh, tốt nghiệp, công tác cấp phát bằng, chứng chỉ. Bên cạnh đó nhà trường tiếp tục đổi mới công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức đối với CB-GV cũng như HS-SV.
6. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và báo cáo tự đánh giá theo chỉ đạo của Bộ và Sở GDĐT một cách nghiêm túc, khách quan, đúng tiến độ.
7. Đồng thời với các hoạt động dạy và học, nhà trường đang triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch 3 năm, 5 năm, chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của trường giai đoạn 2020 – 2025.
8. Tiếp tục liên kết với các trường để liên thông Đại học, bên cạnh đó nhà trường liên kết với các phòng giáo dục, trung tâm GDTXđể mở các lớp trung cấp, sơ cấp nghề.
9. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013), đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tổng kết thành các hoạt động thường xuyên của nhà trường. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh, sinh viên . Tiếp tục triển khai tự đánh giá các trường trung cấp chuyên nghiệp.
3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
a. Công tác xây dựng đội ngũ
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Chú trọng tuyển dụng, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý, khích lệ động viên CB- GV không ngừng học tập, nâng cao trình độ để cũng cố, vững vàng chuyên môn và giỏi phương pháp giảng dạy. Phấn đấu thi đua trong công tác và giảng dạy, đạt danh hiệu GV giỏi, chiến sĩ thi đua cấp trường và cấp cơ sở.
- Để có đội ngũ giảng dạy có chất lượng trước hết phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ, coi đây là mục tiêu then chốt để nâng cao chất lượng. Để thực hiện nhiệm vụ này, phòng Đào tạo tham mưu cho Ban giám hiệu về tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá tiết dạy, trưng cầu ý kiến của học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm về công tác giảng dạy, chương trình giữa giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng. Tổ chức đánh giá giáo viên trên cơ sở các tiêu chí chất lượng tiết dạy, hiệu quả đào tạo.
- Tích cực thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Để thực hiện cuộc vận động này, mỗi giáo viên cơ hữu phải xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động cụ thể tập trung vào các tiêu chí:“Đạo đức - tự học – sáng tạo”.
- Các phòng, khoa, công đoàn, chi đoàn giáo viên, giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho công tác chuyên môn, tham gia đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp.
- Trên cơ sở đó mỗi cá nhân tự điều chỉnh phát huy ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm góp phần nâng cao tay nghề, cải thiện môi trường sư phạm và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm tăng cường phương pháp đàm thoại, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu, giáo trình, dạy cách học phát huy tính tích cực, chủ động của người học, đẩy mạnh các tiết dạy gắn với thực hành, chống lối dạy chay, nâng cao chất lượng thực hành mở rộng gắn nội dung học với thực tiễn, đề cao chất lượng đào tạo với phương châm học đến đâu, hiểu và làm việc được đến đó, góp phần tích cực chấm dứt phương pháp đọc chép, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho học sinh.
b, Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Trên cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, phòng máy tính, phòng thực hành điện, phòng thực hành du lịch, đề xuất HĐQT mua sắm thêm một số thiết bị giảng dạy cần thiết.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, Doanh nghiệp địa phương để tạo cơ sở cho học sinh thực hành, thực tập mở rộng và thực tập chuyên nghiệp.
- Tăng cường đầu sách chuyên môn, giáo trình giảng dạy cho tủ sách thư viện của nhà trường phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, nâng cao kiến thức dạy và học.
- Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục: nhà trường tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà trường đầu tư cho giáo dục để phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giáo dục và đào tạo, hình thành lớp người lao động có năng lực công dân mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.
Thực hiện tốt chương trình giáo dục bậc THCN theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả của học sinh thực chất và chính xác.
Mục tiêu đào tạo phải gắn chuẩn đầu ra. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình đào tạo theo ngành/ chuyên ngành mà nhà trường đã và đang đào tạo theo đơn vị học trình, học phần, đảm bảo thời lượng thực hành, thực tập từ 50 – 75% tổng thời lượng toàn khóa đáp ứng chuẩn đầu ra cho học sinh sau tốt nghiệp.
- Mạnh dạn thay đổi những môn học không gắn với thực tiễn và yêu cầu xã hội nhằm gớp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nghiệp thiết thực cho học sinh.
- Thực hiện nghiêm túc thời lượng quy định về đào tạo, chương trình khung do Bộ giáo dục & đào tạo quy định.
- Tăng cường hợp tác các Doanh nghiệp trong việc tham gia thẩm định chương trình, giáo trình giảng dạy.
- Tuyển chọn giáo viên thỉnh giảng phải đảm bảo theo đúng các tiêu chí, yêu cầu đề ra.
- Giáo viên giảng dạy phải nghiêm túc thực hiện chương trình, không được cắt xén tiết dạy, nhất là các tiết thực tập cơ bản và nâng cao. Phải có ý thức cải tiến phương pháp giảng dạy, chống lối dạy chay, chấm dứt phương pháp đọc chép. Kiểm tra bài kiểm tra học phần đúng nội dung chương trình học, chấm bài thi phải chính xác, cẩn trọng, hoàn thành các yêu cầu về hồ sơ, sổ lịch thi, chấm thi. Phương pháp giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp và kết quả học tập của học sinh trong trừng bộ môn, phải báo cáo đầy đủ, cụ thể công việc cho BGH từng ngày, từng tuần, tháng, học kỳ. Khi có công việc diễn biến đột xuất phải báo cáo ngay BGH để xử lý.
- Tất cả các hoạt động trên nhằm duy trì nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, định kỳ dự giờ, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên, giảng viên. Đồng thời đề nghị HĐQT có sự đãi ngộ, ưu đãi với giáo viên dạy giỏi, có chất lượng giảng dạy tốt, các cán bộ trung thực, tận tụy, có trách nhiệm để góp phần động viên đội ngũ cán bộ - giáo viên.
- Ngoài việc tập trung trong công tác học tập thì nhà trường còn chú trọng vào các cuộc phát động phong trào thực hiện các cuộc vận động với sự tham gia của tất cả giáo viên, học sinh, lồng ghép, tích hợp nội dung cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với các nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”; xây dựng chương trình hành động cụ thể và triển khai việc cam kết thực hiện các cuộc vận động này trong tất cả giáo viên, học sinh, đồng thời tổ chức
2.4. Công tác tuyển sinh, quản lý các hoạt động của học sinh.
* Công tác tuyển sinh:
- Đối với Hệ Trung cấp & hệ Văn hóa:
Về số lượng phấn đấu tuyển sinh từ 350 – 550 em cho 9 ngành học, hệ Văn hóa. Để đạt được, cần tập trung những giải pháp sau:
+ Tư vấn, tuyên truyền trình độ kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội của các ngành đào tạo cho phụ huynh và học sinh, sinh viên.
+ Tham gia phổ biến, tư vấn tại hội nghị tuyển sinh của tỉnh.
+ Trực tiếp tư vấn tuyển sinh tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp.
+ Tham gia sàn giao dịch tuyển sinh tại Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh.
+ Quảng cáo, thông báo trên sóng Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh đến trực tiếp các xã gặp lãnh đạo và cán bộ văn hóa xã, thị trấn, phường, các trường học, kết hợp tuyên truyền phát tờ rơi.
+ Phối hợp phòng GDCN làm công tác tuyển sinh hệ TCCN.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh đang học tại trường để học sinh tư vấn, tuyên truyền với bạn bè.
- Đối với Hệ sơ cấp nghề, các lớp chứng chỉ ngắn hạn:
Về số lượng phấn đấu tuyển sinh từ 150 – 300 học viên cho 6 nghề và các lớp chứng chỉ ngắn hạn. Để đạt được, cần tập trung những giải pháp sau:
+ Phối hợp với Sở LĐTB&XH, UBND xã các huyện mở các lớp đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
+ Phối hợp các Cơ quan, Doanh nghiệp, Công ty, Nhà hàng, Khách sạn để đào tạo các nghề ngắn hạn cho đội ngũ lao động tại các đơn vị có nhu cầu.
+ Trong năm học 2013-2014 nhà trường tổ chức đào tạo 2 lớp Sơ cấp nghề miễn phí cho các cán bộ xã, phường, thị trấn của các huyện (ngành Hành chính văn phòng và ngành Kinh doanh thương mai dịch dịch vụ)
- Đối với Hệ Đại học liên thông:
- Về số lượng phấn đấu tuyển sinh từ 80 – 160 sinh viên. Để đạt được, cần tập trung những giải pháp sau:
- Tiếp tục liên kết với trường Đại học Lạc Hồng Đồng Nai duy trì đào tạo Đại học hệ liên thông ngành Kế toán – Kiểm toán, ngành Điện CN & DD và xin mở thêm một số ngành khác vv… Đồng thời liên kết với Trường Đại học Thương mại Hà Nội đào tạo Đại học hệ liên thông ngành Kế toán và đang triển khai liên kết với trường Đại học Phương Đông đào tạo ngành Điện Dân dụng & Công nghiệp.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề:
* Công tác quản lý học sinh:
- Tổ chức tốt tuần công dân – học sinh đầu năm học.
- Phòng quản lý HS-SV lập đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình học sinh học tập tại trường.
- Lập hồ sơ theo dõi học sinh ngoại trú kết hợp với Công an phường, Công an khu phố và đội văn minh học đường thăm hỏi, kiểm tra học sinh để nắm tình hình học sinh ngoại trú nhằm kịp thời uốn nắn, giáo dục, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
- Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong học sinh để xử lý, giải quyết.
- Phát động sâu rộng phong trào thực hiện các cuộc vận động với sự tham gia của tất cả giáo viên, học sinh, lồng ghép, tích hợp nội dung cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với các nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”; xây dựng chương trình hành động cụ thể và triển khai việc cam kết thực hiện các cuộc vận động này trong tất cả giáo viên, học sinh, đồng thời tổ chức thực hiện có chất lượng.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong khối thi đua các trường Đại học, cao đẳng, TCCn và dạy nghề trong tỉnh.
Kết luận: Trên đây là phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của nhà trường. Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm này, các phòng chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong trường vận dụng để xây dựng kế hoạch chương trình công tác cho phù hợp góp phần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm học đã đề ra.
Năm học mới đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách đòi hỏi mỗi CB - GV, mỗi phòng ban phải đồng lòng nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt 4 nhóm phương hướng, nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT đã đề ra, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ do UBND Tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo giao phó. Với tinh thần đoàn kết nhất trí, tập thể cán bộ, giáo viên trường Trung cấp Mai Lĩnh Quảng Trị vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2013 - 2014./.
Nơi nhận:
- Vụ giáo dục chuyên nghiệp
- UBND tỉnh Quảng Trị
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- HĐQT, BGH
- Các phòng ban (để thực hiện)
- Lưu VT/BGH.
|
HIỆU TRƯỞNG
|