TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,358,827
3
453
466
108,175

Liên kết

KỸ THUẬT VIÊN TIN HỌC
Cập nhật 10/07/2013 Lượt xem 2713

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT VIÊN TIN HỌC

(Hệ ngắn hạn)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ - TCML, ngày 10/5/2011, của Hiệu trưởng

Trường Trung cấp Mai Lĩnh)

- Nghề đào tạo: Kỹ thuật viên Tin Học

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Trình độ đào tạo: Sơ cấp

- Đối tượng: Là tất cả các Học viên có nhu cầu học nghề

- Số lượng môn học: 4 môn

- Mô đun đào tạo: 3 mô đun (trong đó , Tin học căn bản 1 môn, tin học văn phòng 1 môn, quản trị cơ sở dữ liệu 1 môn).

- Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức:

Giúp học viên nắm được kiến thức từ căn bản đến nâng cao trong kỹ thuật thiết kế phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đơn giản bằng công cụ MS ACCESS. Học sinh được học về các kiến thức từ căn bản đến nâng cao về bảng tính MS Excel. Và hệ soản thảo văn bản MS Word

2. Kỹ năng:

Hình thành cho học viên kỹ năng thiết kế phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đơn giản bằng công cụ MS ACCESS. Hình thành kỹ năng phân tích dữ liệu và quản trị dữ liệu bằng phần mềm MS Excel. Kỹ năng soạn thảo văn bản và đánh máy vi tính nhanh.

3. Thái độ:

Học viên cần có ý thức học tập, rèn luyện các kỹ năng nghề được đào tạo trong chương trình, để có thể áp dụng vào thực tế công việc của bản thân sau này.

4. Vị trí làm việc sau khi hoàn thành khóa học:

Sau khi học xong, học viên có thể độc lập hoặc tham gia vào các dự án xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu vừa và nhỏ bằng MS ACCESS, học viên có thể Thiết kế bảng tính và thực hiện một số kỹ năng về bảng tính, sử dụng bảng tính và thực hiện các bài toán CSDL trên bảng tính. Học viên có thể thực hiện soạn thảo các văn bản với nhiều đình dạng từ đơn giản đến phức tạp.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

- Số tiết: 250 tiết

- Học viên sẽ được học 4 học phần:

Học phần I: Tin học căn bản

Học phần II: MS Word

Học phần III: MS Excel

Học phần VI: MS Acess 

- Thời gian đào tạo: 3 tháng với 250 tiết trong đó 30 tiết Tin học căn bản, 45 tiết MS Word (10 tiết lý thuyết, 35 tiết thực hành), 45 tiết MS Excel (10 tiết lý thuyết, 35 tiết thực hành), 120 tiết MS Access (30 tiết lý thuyết, 90 tiết thực hành). Tổ chức thi kết thúc học phần 3 tiết Ms Word và Ms Excel, 2 tiết Ms Access, Tổ chức thi tốt nghiệp 5 tiết.

- Địa điểm học: Tại trường Trung cấp Mai Lĩnh Quảng Trị.

- Các tiết học lý thuyết được giảng dạy tại các phòng học lý thuyết đa phương tiện, có trang bị đầy đủ âm ly, loa máy, máy tính, máy chiếu. Các tiết học thực hành được Giảng dạy tại các phòng thực hành máy tính, có trang bị máy vi tính và Internet ADSL.

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TT

NỘI DUNG

Số tiết

LT

TH

Học phần I: Tin học căn bản

1

Chương 1:  THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN

3

2

2

Chương 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH

1

2

3

Chương 3: HỆ ĐIỀU HÀNH

3

12

4

Chương 4: SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS

1

1

5

Chương 5: BẢO VỆ DỮ LIỆU VÀ PHÒNG CHỐNG VIRUS

1

4

Tổng

9

21

30

Học phần II: Ms Word

1

Chương 1: GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD

1

 

2

Chương 2: NHẬP, ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

1

5

3

Chương 3: CÁC LỆNH XỬ LÝ  TẬP TIN

1

5

4

Chương 4: ĐỊNH DẠNG (FORMAT)

1

5

5

Chương 5: STYLE VÀ TEMPLATE

1

5

6

Chương 6: BIỂU BẢNG

1

5

7

Chương 7: SỬ DỤNG THANH CÔNG CỤ VẼ (DRAWING)

2

5

8

Chương 8: MỘT SỐ CHỨC NĂNG NÂNG CAO .

2

5

9

Thi kết thúc học phần

1

 

Tổng

10

35

46

Học phần III: MS Excel

1

Bảng tính - Dữ liệu - Công thức - Hàm

a. Tính chất của Excel

b. Kiểu dữ liệu. - Phương pháp nhập liệu ngày và thời gian.

c. Thiết kế công thức

2

5

2

Hàm

Hàm - đối số hàm - kỹ thuật hổ trợ hàm

2

6

3

Hàm dò tìm 

a. If và hạn chế.

b. PP dò tìm theo cột và hàng.

c. Giá trị dò tìm và các hàm liên quan.

2

8

4

Cơ sở dữ liệu trên bảng tính

a.  Tính chất CSDL.

b.  Kỹ thuật trên CSDL

 - Sắp xếp

 - Rút trích tự động.

 - Rút trích nâng cao

 - Thống kê trong database

2

8

5

Biểu đồ và các phương pháp phân tích

a. Ý nghĩa các loại biểu đồ - phân tích qua biểu đồ

b. Kỹ thuật vẽ biểu đồ - Ứng dụng vẽ đường biểu diễn trong toán học

2

8

6

Thi kết thúc học phần

2

 

Tổng

10

35

47

Học phần VI: MS Acess

1

Chương 1: Giới thiệu HQT CSDL Access

I. Một số khái niệm cơ bản 
II. HQT CSDL Access:

1. Khả năng và ứng dụng của Access.

2. Chế độ làm việc của Access.

3. Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu.

III. Môi trường làm việc của Microsoft Access

1. Khởi động Access.

2. Hệ thống menu chính của Access.

3. Các thành phần của CSDL Access.

3

3

2

Chương 2: Tạo lập cơ sở dữ liệu (Table)

I. Tạo CSDL:

  1. Tạo CSDL rỗng.
  2. Tạo CSDL theo mẫu có sẵn.

II. Mở CSDL đã tồn tại 
III. Tạo bảng:

  1. Các kiểu dữ liệu.
  2. Tạo cấu trúc bảng.

IV. Thiết kế các thuộc tính của bảng

V. Tạo quan hệ giữa các bảng

5

15

3

Chương 3: Thiết kế truy vấn (Query)

I. Giới thiệu tổng quan

  1. Tác dụng của truy vấn.
  2. Các loại truy vấn.
  3. Kết quả của truy vấn hiển thị dưới bảng.
  4. Ngôn ngữ để xác định truy vấn.

II. Các tóan tử trong Access

  1. Toán tử số học.
  2. Toán logic.
  3. Hàm ngày và giờ.
  4. Hàm xử lý kiểu dữ liệu trường text.
  5. Hàm toán học và hàm lượng giác.
  6. Các toán tử khác.

III. Thiết kế truy vấn QBE:

Các bước để tạo truy vấn QBE.

  1. Một số truy vấn QBE.

IV. Thiết kế truy vấn SQL:

  1. Cách mở cửa sổ thiết kế truy vấn SQL.
  2. Cú pháp của câu lệnh SQL.
  3. Kết nối các bảng.
  4. Sử dụng các hàm gộp, Group by, Having.

5

17

4

Chương 4: Thiết kế biểu mẫu (form)

I. Khái quát về biểu mẫu 
II. Thiết kế biểu mẫu:

1.Thiết kế các biểu mẫu với AutoForm

  1. Thiết kế các biểu mẫu với Wizard

III. Tự thiết kế biểu mẫu:

  1. Khái quát.
  2. Tự thiết kế biểu mẫu.

IV. Tạo các đối tượng trên biểu mẫu 
V. Các thuộc tính cơ bản:

  1. Các thuộc tính của Form.
  2. Thuộc tính của đối tượng.

VI. Các đối tượng trên biểu mẫu:

  1. Nhãn (label)
  2. Text Box
  3. List Box_Combo Box
  4. Option Group
  5. Command Button (nút lệnh)
  6. Tab Control
  7. Đối tượng Rectangle và Line

VII. Subform 
VIII. Các bổ sung

5

15

5

Chương 5: Thiết kế báo cáo (Report)

I. Khái quát:

  1. Giới thiệu.
  2. Các loại báo biểu.
  3. Các chế độ hiển thị.
  4. Các thành phần của một report.

II. Tạo report:

  1. Tạo report với Auto Report.
  2. Tạo report dùng Wizard.

III. Tự thiết kế báo cáo 
IV. Các thiết kế lập cho báo biểu:

  1. Định dạng trang cho report.
  2. Tạo nhóm cho report.
  3. Xóa nhóm đã tạo.

5

15

6

Chương 6: Tập lệnh (Macro)

I. Giới thiệu:

  1. Khái niệm về Macro.
  2. Công dụng.

II. Thành phần của cửa sổ Macro 
III. Tạo Macro 
IV. Các hành động trong Macro 
V. Một số ví dụ về Macro

7

25

7

Thi kết thúc học phần

2

Tổng

30

90

122

 

Tổ chức thi tốt nghiệp

5

Tổng

5

Lưu ý: Mỗi giờ học lý thuyết, thực hành có thời gian 45 phút (Tùy theo từng nội dung của bài thực hành giáo viên có thể bố trí thời gian vừa đủ để tiến hành bài học hiệu quả)

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Môn học được thực hiện trong phòng học lý thuyết, thực hành( có trang bị projector, Máy vi tính, Mạng Internet ADSL).

- Các bài giảng phải được giáo viên thiết kế soạn giảng trên giáo án điện tử, một cách chi tiết phù hợp với đối tượng học nghề không quá nặng hay đi sâu vào các nội dung lý thuyết quá.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

- Hình thức đánh giá: Trắc nghiệm, bài thực hành, bài viết.

-Nội dung:

            + Kiến thức: các kiến thức được giảng dạy trong chương trình.

            + Kỹ năng: Tạo lập được cơ sở dữ liệu theo bản phân tích thiết kế trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. Phân tích thiết kế được phần mềm quản lý dữ liệu đơn giản bằng MS Access. Tạo lập được các bảng tính và vận dụng các công thức để tính toán, thông kê dữ liệu trên MS Excel. Soạn thảo văn bản nhanh, đẹp.

VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình được áp dụng đào tạo nghề cho tất cả những học viên có nhu cầu học, để thực hiện quá trình Tin Học hóa trong các hoạt động quản lý dữ hiệu trong công việc.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học

- Là môn học với nhiều kiến thức kỹ thuật phức tạp , vì vậy trong tất cả các bài học yêu cầu sử dụng tối đa các phương tiện hỗ trợ dạy học như projector, Máy vi tính, các phần mềm dạy học để có thể giúp học viên hiểu được kiến thức, phương pháp thực hành 1 cách trực quan nhất. Các bài thực hành trong pham vi chương trình phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu thực tế. Trong các tiết học lý thuyết giáo viên phải đặt ra các yêu cầu mở rộng để kích thích khả năng tự tư duy của học viên.

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết