TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,479,085
144
398
413
129,717

Liên kết

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Cập nhật 08/05/2015 Lượt xem 2738

I. Giới thiệu và mô tả chương trình

Trình độ đào tạo:                Trung cấp chuyên nghiệp

            Ngành đào tạo:                   Kế toán doanh nghiệp

Mã ngành:                           42340303

            Đối tượng tuyển sinh:          Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc bổ túc

            Thời gian đào tạo:                          2 năm

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Kế toán được thiết kế để đào tạo kế toán viên trình độ TCCN có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về Kinh tế học, Nguyên lý kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán ngân hàng và các kiến thức liên quan đến luật kinh tế, kế toán, hiểu biết chuyên sâu cả lý thuyết và thực hành về kế toán và khai báo thuế, báo cáo tài chính...

Sau khi học xong chương trình học sinh có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, các ngân hàng nhà nước và tư nhân...

Chương trình này đảm bảo tính liên thông với chương trình đào tạo cử nhân ngành Kế toán hoặc các ngành tương đương thuộc khối kinh tế.

II. Mục tiêu đào tạo

2.1. Về kiến thức

- Nắm vững các kiến thức về nghiệp vụ kế toán, luật kinh tế, tài chính tiền tệ - tín dụng, các kiến thức về pháp luật theo yêu cầu của cán bộ trung cấp kinh tế. Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và khả năng tự học, rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ.

- Có năng lực thực hành thành thạo nghiệp vụ kế toán được đào tạo đúng theo chuyên ngành ở vị trí công tác được giao.

2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng thành thạo lý thuyết kế toán vào công việc như là tính toán được tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Xác định được các loại chi phí và doanh thu phát sinh trong doanh nghiệp.

- Xác định được lợi nhuận trong doanh nghiệp.

- Biết cách khai thác các phần mềm ứng dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu trên máy tính phục vụ công việc.

- Hạch toán thành thạo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.

- Ghi vào sổ sách kế toán theo các hình thức như là ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ; ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái, ghi sổ theo hình thức nhật ký chung; ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ.

- Lập – Đọc và phân tích được báo cáo tài chính.

- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công tác kế toán.

- Vận dụng thành thạo vi tính văn phòng như là word, excel, powerpoint, Internet, tin học ứng dụng trong kinh doanh, tin học kế toán trong công tác kế toán và công tác kinh doanh.

- Tính toán và khai báo các loại thuế như là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu,…

- Lập dự toán kinh doanh cho đơn vị.

- Hạch toán được một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị đặc thù như là: Bưu điện, Hành chính sự nghiệp, kho bạc…

2.3. Về thái độ

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.

- Giữ vững tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp: trung thực, khách quan, chính xác, tỷ mỉ trong công tác kế toán, tài chính.

- Tác phong làm việc nghiêm túc, có tính kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc.

- Năng động, nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc. Không ngừng học tập trao đổi nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.

III. Khung chương trình đào tạo

3.1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng

Tiết

ĐVHT

1

Các học phần chung

420

23

2

Các học phần cơ sở

435

26

3

Các học phần chuyên môn         

600

32

4

Thực tập nghề nghiệp

544

12

5

Thực tập tốt nghiệp

256

6

Tổng khối lượng chương trình

2255

99

 

3.2. Phân phối thời gian các học phần

TT


HP

TÊN HỌC PHẦN

Số tiết

ĐV
HT

Phân chia

Học kỳ

LT

TH

Năm 1

Năm 2

I

II

III

IV

Các học phần chung

420

23

220

200

 

 

 

 

1

MC.01

Chính trị

75

5

55

20

75

 

 

 

2

MC.02

Giáo dục thể chất

60

2

15

45

60

 

 

 

3

MC.03

Giáo dục quốc phòng  - an ninh

75

3

30

45

75

 

 

 

4

MC.04

Anh văn căn bản

60

4

45

15

60

 

 

 

5

MC.05

Tin học

60

3

30

30

60

 

 

 

6

MC.06

Ứng phó biến đổi khí hậu

30

2

15

15

 

 

 

30

7

MC.07

Kỹ năng giao tiếp

30

2

15

15

 

 

30

 

8

MC.08

Pháp luật

30

2

15

15

 

30

 

 

Các học phần cơ sở

435

26

255

180

 

 

 

 

303.CS.01

Kinh tế chính trị

45

3

45

0

 

45

 

 

10

303.CS.02

Excel nâng cao

45

2

15

30

45

 

 

 

11

303.CS.03

Lý thuyết TC-TT-TD

75

4

45

30

75

 

 

 

12

303.CS.04

Luật Kinh tế

30

2

15

15

 

30

 

 

13

303.CS.05

Kinh tế vi mô

30

2

15

15

 

30

 

 

14

303.CS.06

Lý thuyết thống kê

30

2

15

15

 

30

 

 

15

303.CS.07

KT Soạn thảo văn bản

30

2

15

15

 

 

 

30

16

303.CS.08

Nguyên lý Kế toán

75

4

45

30

75

 

 

 

17

303.CS.09

Marketing

30

2

15

15

 

 

30

 

18

303.CS.10

Anh văn chuyên ngành

45

3

30

15

 

45

 

 

Các học phần chuyên ngành

600

32

315

285

 

 

 

 

19

303.CN.01

Tài chính doanh nghiệp

75

4

45

30

75

 

 

 

20

303.CN.02

KT tài chính doanh nghiệp

75

4

45

30

 

75

 

 

21

303.CN.03

KT doanh nghiệp sản xuất

75

4

45

30

 

75

 

 

22

303.CN.04

Kế toán trên máy tính

75

3

30

45

 

 

 

75

23

303.CN.05

Thuế

60

3

30

30

 

 

60

 

24

303.CN.06

Kế toán thương mại

45

3

30

15

 

45

 

 

25

303.CN.07

Quản trị doanh nghiệp

30

2

15

15

 

 

30

 

26

303.CN.08

Phân tích hoạt động KD

45

2

15

30

 

 

30

 

27

303.CN.09

Kế toán đơn vị HCSN

60

3

30

30

 

60

 

 

28

303.CN.10

Chứng khoán

30

2

15

15

 

 

 

30

29

303.CN.11

Kiểm toán

30

2

15

15

 

 

30

 

Cộng phần giảng dạy

1455

81

790

665

600

465

210

165

Thực tập

800

18

0

800

 

 

 

 

1

 

Thực tập cơ bản

352

8

0

352

 

70

180

102

2

 

Thực tập nâng cao

192

4

0

192

 

 

160

32

3

 

Thực tập tốt nghiệp

256

6

0

256

 

 

 

256

TỔNG CỘNG

2255

99

790

1465

600

535

550

555

 


IV. Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

Hình thức thi

Thời gian (phút)

1

Chính trị

Thi viết

120 - 180

2

Lý thuyết tổng hợp:

- Nguyên lý kế toán

- Lý thuyết TC – TT – TD

Thi viết

120 - 180

3

Thực hành nghề nghiệp:

- Kế toán tài chính DN

- Kế toán doanh nghiệp sản xuất

Thực hành

 

V. Thực tập:

1. Thực tập cơ bản & thực tập nâng cao

TT

Học phần

Số tiết

TTCB

TTNC

1

Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

45

 

2

Kế toán doanh nghiệp sản xuất

75

65

3

Kế toán doanh nghiệp tài chính

70

65

4

Kế toán thương mại

45

30

5

Kế toán máy

57

32

6

Thuế

60

 

Tổng cộng

352

192

2. Phân phối thời gian thực tập

TT

Các loại hình
thực tập

Địa điểm

Học kỳ

Số tuần

Số giờ

ĐVHT

Ghi chú

1

Thực tập cơ bản

Trong và ngoài truờng

2, 3, 4

9

352

8

 

2

Thực tập nâng cao

Trong và ngoài truờng

3, 4

5

192

4

 

3

Thực tập tốt nghiệp

Ngoài trường

4

8

256

6

 

 

Tổng cộng

 

 

22

800

18

40g/tuần

VI. Phân phối thời gian toàn khóa (theo tuần)

Năm học

Thực học

Thực tập

Thi

Nghỉ

GDQP

SH công dân

Dự phòng

Tổng cộng

Cơ bản

Nâng
cao

TN

HK

TN

Lễ, Tết

I

28

2

 

 

4

 

3

4

2

1

1

45

II

10

7

5

8

3

4

3

3

 

 

2

45

 

38

9

5

8

7

4

6

7

2

1

3

90

VII. Các điều kiện thực hiện chương trình

1. Đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình

- Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp hiện hành.

- Số lượng giáo viên phải đảm bảo để tỷ lệ số học sinh/giáo viên phù hợp theo quy định, trong đó đội ngũ giáo viên cơ hữu của các bộ môn phải đảm bảo tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo.

- Ngoài ra, giáo viên tham gia giảng dạy cần có trình độ tin học, ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tế về chuyên môn để hỗ trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.

2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

- Ngoài những cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học dùng chung cho các ngành đào tạo, máy tính để học sinh thực hành phải được cài đặt các phần mềm như MISA, ...

- Cơ sở đào tạo phải có mối quan hệ với các công ty, doanh nghiệp, khu quản lý các di tích, thắng cảnh để tổ chức, hướng dẫn các đợt thực tập thực tế cho học sinh.

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết