1. Khái niệm
“Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu”. Giao tiếp là sự trao đổi,tiếp xúc qua lại giữa các cá thể, giao tiếp cũng là nghệ thuật, là kỹ năng cần trong cuộc sống.
2. Mục đích giao tiếp
Thiết lập tình cảm, trao đổi vật chất, trao đổi tình cảm, hình thành quan hệ.
3. Vai trò, ý nghĩa của giao tiếp
Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu con người: nhu cầu thông tin, nhu cầu hòa nhập, quan tâm trong đời sống xã hội, trong quan hệ cá nhân.
4.Các loại giao tiếp
Giao tiếp không lời thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, vận động cơ thể, phong cách.
Giao tiếp bằng lời thể hiện qua nói, nghe, đọc, viết.
5. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản
5.1. Phong cách về dáng vẻ, cử chỉ
5 điểm quan trọng trong việc cá tính hóa bộ trang phục:
ü Tính cá thể (phong cách riêng)
ü Tính chỉnh thể (phù hợp theo bộ)
ü Tính chỉnh tề (gọn gàng, sạch sẽ)
ü Tính văn minh (Phù hợp đạo đức)
ü Tính kỹ năng (màu sắc, ...)
ü Trang phục học sinh: màu sắc tươi sáng, gọn gàng, không hở hang, phù hợp hoàn cảnh, đồng phục theo quy định, luôn sạch sẽ, gọn gàng.
ü Nơi công sở: nguyên tắc TPP, luôn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng về đầu tóc, khuôn mặt, trang phục, diện mạo tinh thần, không quá thời trang, không quá bụi bặm
ü Chăm sóc tóc: gội sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp, chải thường xuyên
ü Khuôn mặt: thường xuyên rửa mặt, sạch sẽ; không phát ra âm thanh khó chịu, thân thiện, biểu thị phù hợp hoàn cảnh
ü Tay, chân: cắt móng sạch sẽ, thường xuyên đổi và giặt tất, nam không để lộ cẳng chân ra ngoài.
ü Trang điểm: tự nhiên,hài hòa, hợp lý.
5.2. Phong cách trong cử chỉ, ngôn ngữ
a) Biểu đạt tình cảm:
- Ánh mắt có sức truyền đạt kỳ diệu
Cách nhìn: nhìn thẳng vào đối tượng giao tiếp, thể hiện sự thành thật, tôn trọng.
- Nụ cười có sức mạnh to lớn
Cách cười: vui vẻ, nho nhã, hợp lý, thể hiện khoan dung, tin tưởng, tín nhiệm, thông hiểu lẫn nhau. Nụ cười phải xuất phát từ nội tâm, tự nhiên, thân thiện.
- Tư thế đứng đẹp và lịch sự là cơ sở cho sự phát triển cảm giác về cái đẹp của bản thân với người khác
Cách đứng: Thân thể thẳng tự nhiên, mắt nhìn thẳng, ngực thẳng, bụng thóp, đầu ngẩng lên, dung nhan tươi tỉnh.
- Tư thế quỳ khi nhặt đồ, khi giúp đỡ người khác, …
Cách quỳ: + Quỳ bằng một bên đầu gối
+ Hai chân cùng quỳ giao nhau
+ Hai chân cao thấp không giống nhau
- Ngồi đẹp thể hiện một con người lịch sự, ổn định, tự nhiên, khoáng đạt.
Tư thế ngồi trên ghế: + Eo và lưng thẳng, vai thả lỏng tự nhiên, mặt hướng về phía trước, không tựa lưng vào ghế, chân khép
+ Nhường người lớn tuổi ngồi trước
- Tư thế đi lại: ngẩng cao đầu, thóp bụng, mắt nhìn thẳng, đi nhẹ nhàng, chắc chắn, hai tay thả lỏng tự nhiên, chân thẳng, dung nhan tươi tỉnh, tự nhiên.
Khi gặp người lớn hơn ở cửa thì chủ động mở cửa mời đi trước
- Tư thế tay: Tay thả lỏng: nắm vào nhau hoặc hai bên đùi
Động tác không nên trong giao tiếp:
ü Chỉ trỏ vào mặt người khác
ü Gác đầu gối chĩa mũi chân người đối diện
ü Ngáp, vươn vai trước mặt người khác
ü Ngoáy tai, ngoáy mũi, dụi mắt, gãi đầu
ü Dẫm chân, rung đùi, gõ tay xuống bàn
ü Khoanh tay trước ngực, bỏ tay túi quần, vắt tay sau cổ
ü Nhả khói thuốc vào người khác
ü Huýt sáo
b) Ngôn ngữ giao tiếp:
ü Xưng hô phù hợp
ü Có chừng mực, chỉ nói điều nên nói
ü Chân thành, thẳng thắn, chân thật, nhượng bộ
ü Dùng từ uyển chuyển, hợp lý
ü Biết im lặng, lắng nghe, “uốn lưỡi 3 lần trước khi nói”
c) Lễ nghi trong giới thiệu:
ü Chọn thời điểm thích hợp
ü Thời gian không quá một phút
ü Ngữ khí tự nhiên, rõ ràng, rành mạch
ü Thân mật, hài hòa, tự tin
ü Có thể đưa danh thiếp hoặc thư giới thiệu
d) Chú ý khi Giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ nói + ngôn ngữ viết)
*Âm điệu: giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự dễ đi vào lòng người.
* Tính phong phú: lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh càng dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh.
* Tính đơn giản, dễ hiểu: trong giao tiếp không nên dùng từ một cách cầu kỳ, quá hoa mỹ.
Sự trong sáng, rõ ràng của ngôn ngữ có tác dụng lớn đối với người nhận thông tin.
Tốc độ nói: Không nên nói quá nhanh, chậm quá hoặc nói nhát gừng ...
* Nói đúng chỗ, đúng lúc.
* Tùy từng đối tượng khác nhau, chọn cách giao tiếp ứng xử khác nhau.
* Bầu không khí giao tiếp
* Thời gian cho phép giao tiếp.
* Thái độ khi giao tiếp.
e) Lưu ý trong khi nghe:
- Ta thấy nghe là một quá trình tích cực trong đó người nghe tập trung vào người nói để có thể “nuốt từng ý, từng lời của người nói”.
- Lắng nghe tích cực có thể giúp ta phát hiện được nhu cầu, các vấn đề và mối quan tâm của người khác
Làm thế nào để trở thành người lắng nghe tốt?
Lắng nghe tốt giúp ta thu được nhiều thông tin, từ đó giúp con người xử lý thông tin, giải mã chính xác.
Muốn tạo được thói quen lắng nghe tốt, chúng ta cần làm những việc sau đây:
Tránh ngắt lời người khi họ đang nói hoặc dừng lại để suy nghĩ.
* Không nên nói “chen ngang, nói leo”
* Nghe một cách chủ động, tích cực: được thể hiện bằng cách “các kiểu” tán thưởng sau đây: Nét mặt vui vẻ, cười duyên dáng, gật đầu, các câu trả lời ngắn (“vâng”, “đồng ý”, “nhất trí”, “đúng” ...).
* Cái nhìn hướng về người đang nói
* Không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe,
* Sự cảm thông, đồng cảm, sẵn sàng chia sẽ vui buồn, khó khăn với người phát tin.
5.3. Phong cách giao tiếp thường gặp
a) Chào hỏi:
ü Thể hiện tính lễ phép, tính đúng mực, tính có văn hóa
ü Thể hiện thái độ tôn trọng, thân mật, gần gũi
ü Lời chào cao hơn mâm cỗ
b) Đúng lúc và kịp thời: phải cảm ơn ngay sau khi nhận được sự giúp đỡ, xuất phát từ chính sự thành tâm của mình.
c) Phải giữ chữ tín: Thực hiện lời hứa sau khi đã được giúp đỡ.
d) Cảm ơn: Phương pháp và cách thức hợp lý tùy từng đối tượng có thể tặng quà hoặc chuộc lỗi bằng sự nỗ lực trong học tập, công tác, …
Nên đặt tình cảm ở vị trí đầu tiên: lấy tình cảm để đáp lại thiện tình giúp đỡ của họ
e) Xin lỗi: là phương pháp hóa giải mâu thuẫn và lấy lại tình cảm nó biểu hiện sự tu dưỡng và giáo dục tốt.
Cách thức xin lỗi:
• Tinh thần thoải mái
• Thành tâm xin lỗi
• Dùng lời, viết thư,
• Nhắn tin, tặng hoa, quà nhỏ
• Khắc phục lỗi mắc phải
• Phản ứng đúng lúc, kịp thời
• Giữ nguyên tắc: không sai thì không cần thiết phải xin lỗi
• Trong đời ai cũng có thể mắc lỗi, chúng ta phải học và thực hiện tốt nghệ thuật xin lỗi.
f) Bắt tay: Bắt tay thể hiện trình độ văn hóa, địa vị, tinh thần làm việc, tình cảm, phép lịch sự.
Trường hợp cần bắt tay:
• Lần đầu gặp mặt làm quen
• Bạn thân lâu ngày gặp nhau
• Đối phương có chuyện vui
• Được khen tặng thì bắt tay người phát thưởng
• Tham gia hoặc rút lui khỏi bữa tiệc thì bắt tay người tổ chức
• Tham gia việc hiếu hỷ, khi về bắt tay chủ nhà
• Nhờ người khác giúp hoặc cảm ơn người đã giúp đỡ phải bắt tay
• Giữ đúng tư thế khi bắt tay
10 điểm cần chú ý khi bắt tay:
- Tránh bắt tay khi tay bẩn, tay quá lạnh hoặc tay ẩm
- Không nên dùng tay trái để bắt tay
- Không đeo bao tay khi bắt tay
- Không đút tay trái vào túi khi bắt tay
- Không bắt tay qua tay người khác
- Không được vừa bắt tay một người, ánh mắt lại hướng nhìn người khác
- Không được chạm nhẹ tay mà đã coi là bắt tay vì điều đó rất bất lịch sự
- Lúc bắt tay mặt mũi phải tươi tỉnh
- Khi bắt tay với nữ giới phải nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh
- Không được vừa bắt tay xong liền lấy khăn ra lau tay
g) Kết bạn
Nguyên tắc: + Chân thành- nền tảng cơ bản của tình hữu nghị
+ Thẳng thắn – cầu nối của tình bạn
+ Giữa bạn bè nên có một khoảng cách nhất định vì điều đó có lợi cho cả hai bên
3điều chú ý khi kết bạn:
+ Tìm được người có tính cách và thói quen giống mình: đặc tính, tuổi tác, nghề nghiệp…
+ Phải nắm vững về chuẩn mực và sở trường của bản thân
+ Phải chú ý đến dáng vẻ và phong thái của bản thân.
Nguyên tắc giao tiếp với bạn:
+ Giữ thái độ khiêm tốn, lễ độ với bạn bè, tươi cười khi nói chuyện với mọi người
+ Phải luôn giữ mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh, tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác
+ Khi người khác giới thiệu bạn bè cho bạn thì phải tập trung tinh thần để nhớ tên người đó.
h) 10 điều cần tránh khi giao tiếp
1. Không nên gặp mặt khi người khác đang bận bịu. Không nên đến mà không hẹn trước hoặc ngồi quá lâu.
2. Không nên chỉ vì muốn nhờ việc mà tặng quà
3. Không nên khoe khoang về bản thân, cũng không nên sợ hãi, rụt rè, tự ti
4. Không nên quá tò mò việc của người khác
5. Không được tuyên truyền những điều bịa đặt
6. Không được yêu cầu người khác làm vừa lòng mình, phải học cách khoan dung, độ lượng
7. Không được ăn mặc quần áo lôi thôi, xộc xệch.
8. Phải che miệng khi ho, nấc, nôn; không được sửa sang dung nhan trước mặt mọi người
9. Phải có trình tự trên dưới, cư xử lễ độ
10. Trước khi ra về nên cáo biệt chủ nhà và biểu thị sự cảm ơn chân thành của mình
5.4. Quy tắc Xã giao nơi công cộng:
a) Mua đồ: + Suy nghĩ kỹ lưỡng;
+ Thái độ hòa nhã thân thiện;
+ Phải khoan dung độ lượng nếu người bán có gì sơ suất;
+ Giữ lịch sự khi trả hoặc đổi hàng; mua xong cảm ơn;
+ Giữ vệ sinh môi trường
b) Xã giao nơi công cộng:
Khi đi qua hành lang: đi hàng một về bên phải, đi nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn, bước theo tuần tự.
Khi ra vào phòng: dùng tay khẽ đẩy, khẽ kéo, khẽ đóng; không dùng khuỷu tay đẩy cửa, dùng chân đá cửa, dùng mông đẩy cửa, dùng đầu gối chống cửa; nhường phụ nữ, người lớn tuổi, khách đi trước; người trong phòng ra trước, ngoài phòng vào sau
Xếp hàng: Khi cần xếp hàng nên nhẫn nại và tự giác ngồi chờ; không chen lấn, xô đẩy, duy trì cự ly hợp lý.
c) Gọi điện thoại:
Gọi lúc thích hợp: Không gọi vào lúc người khác nghỉ ngơi, ăn trưa, tối.
Không nên liên hệ công tác qua điện thoại trong thời gian riêng tư của người khác
Nên chuẩn bị trước, đề cập thẳng vào vấn đề, trình bày ngắn gọn, giới hạn thời gian nói chuyện.
Cần chào hỏi trước và sau khi nói chuyện.
d) Nghe điện thoại:
Khi chuông điện thoại kêu phải nhanh chóng dừng công việc để nghe
Không để trẻ con nghe hộ
Không để chuông đổ quá lâu mới nghe, nếu bận phải xin lỗi đối phương
Nghe điện thoại nên giới thiệu về bản thân, đồng thời chào hỏi
Khi nói chuyện phải tập trung để nghe và nói với thái độ thân thiện
Kết thúc phải chào tạm biệt
Trong cuộc họp, cần để chế độ rung hoặc xin lỗi sau khi kết thúc họ sẽ gọi lại
Không nên ngắt điện thoại khi đang bận hoặc nghỉ trưa.
Dùng điện thoại di động:
Giữ nguyên tắc đạo đức, tôn trọng người khác, không làm ảnh hưởng đến người khác trong hội trường, nơi công cộng, hạn chế sử dụng trong thời gian đang làm việc.
Duy trì sự an toàn cần thiết: không sử dụng khi đang lái xe, đổ xăng, trên máy bay, trong phòng bệnh
Đặt ở vị trí hợp lý, (túi xách, túi áo quần), không cầm ở tay, không đeo ngoài túi áo.
KẾT LUẬN
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống, thể hiện tình cảm, mối quan hệ, thể hiện cách ứng xử trong công việc, trong cuộc sống. Giao tiếp có nhiều cách khác nhau. Cần học cách giao tiếp để góp phần thành công trong công việc và cuộc sông của bạn.
Tài liệu tham khảo:
Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý.
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, THs. Chu Văn Đức chủ biên.