TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,478,793
95
106
413
129,425

Liên kết

KỸ NĂNG ĐẢM BẢO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM
Cập nhật 14/09/2015 Lượt xem 3661

I. Khái niệm

Trách nhiệm (responsibility) của một người là việc người đó phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời (kể cả có ý thức hoặc vô ý thức). Nếu không hoàn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và người đó phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do lỗi đó của mình.

Chịu trách nhiệm bao gồm hai yếu tố:

- Yếu tố thứ nhất là dám nghĩ, dám làm: Nhận nhiệm vụ và nhận trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, đồng thời nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác.

- Yếu tố thứ hai là dám chịu (trách nhiệm):

+ Nhận lỗi và sẵn sàng gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.

+ Người chịu trách nhiệm hay là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây là mẫu của những người chủ, những người Lãnh đạo trong tổ chức

* Các loại trách nhiệm

- Trách nhiệm chủ động (active responsibility) là việc ta chủ động nhận trách nhiệm từ chỗ nhận thức được trách nhiệm của mình. Ở đây có sự tham gia một cách có ý thức của ta vào tiến trình ra quyết định nhận trách nhiệm.

- Trách nhiệm thụ động (passive responsibility) là việc ta có trách nhiệm nhờ tác nhân bên ngoài (không bao hàm việc ý thức về trách nhiệm của bản thân ta). Trường hợp này thường đòi hỏi phải có tác nhân bên ngoài thì mới có trách nhiệm.

- Trách nhiệm giả tạo là việc dường như ta có trách nhiệm nhưng thực tế là không nhận trách nhiệm. Đây là việc nhận trách nhiệm ở bên ngoài, nhưng bên trong tư tưởng thì lại không thông, không thấy đó là trách nhiệm của mình, cảm thấy mình bị ép buộc phải nhận trách nhiệm. Hoặc có sự nhận trách nhiệm trong vùng ý thức nhưng lại chưa có sự nhận trách nhiệm trong vùng vô ý thức. Những điều này dẫn tới việc bị stress, ức chế, bức xúc, bất mãn ngầm ở bên trong.

Vô trách nhiệm: Là việc một người nào đó có trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ, nhưng họ không làm, hoặc thực hiện nó với một tinh thần hời hợt, không thực sự quan tâm đến những hậu quả không tốt xảy ra do hành vi của mình gây ra.

Có 4 loại người vô trách nhiệm:

• Loại thứ nhất: Không dám nghĩ, không dám làm nhưng dám chịu, đây là mẫu của những người quản lý.

• Loại thứ hai: Dám nhận, dám chịu nhưng không làm hoặc không làm hết sức mình, đây là mẫu của những người thờ ơ, thụ động

• Loại thứ ba: Dám nghĩ, dám làm nhưng không dám chịu hoặc đây là mẫu của những kẻ phá hoại trong tổ chức.

• Loại thứ tư: Không dám nghĩ, không dám làm và cũng không dám chịu, đây là mẫu của người nhút nhát, bất tài. Đây là mẫu của những kẻ ăn hại trong tổ chức.

b. Ý thức

- Ý nghĩa của cụm từ “ý thức” ở đây bao gồm các nội dung:

+ Nhận thức (nhận biết một cách có ý thức) về trách nhiệm của mình.

+ Nhận thức về việc mình phải nhận trách nhiệm này.

+ Dựa trên lòng tự trọng hoặc dựa trên lợi ích của bản thân, ra quyết định nhận trách nhiệm đó một cách có ý thức.

+ Thực thi trách nhiệm một cách có ý thức.

c)Ý thức trách nhiệm

Ý thức trách nhiệm (hay tinh thần trách nhiệm) là việc:

+ Nhận thức được mình phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời.

+ Nhận thức về việc nếu không hoàn thành công việc đó thì mình là người có lỗi và mình phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do không hoàn thành công việc đó.

+ Một cách có ý thức: ra quyết định nhận trách nhiệm đó dựa trên lòng tự trọng hoặc dựa trên lợi ích của bản thân.

Thực thi công việc một cách có ý thức để đảm bảo kết quả đó phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời

+ Nhìn bề ngòai thì ý thức trách nhiệm có nhiều loại như: ý thức trách nhiệm với bản thân; ý thức trách nhiệm với người khác; ý thức trách nhiệm với gia đình; ý thức trách nhiệm với công việc; ý thức trách nhiệm với tổ chức; ý thức trách nhiệm với pháp luật; ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; ý thức trách nhiệm với đất nước; ý thức trách nhiệm với loại người.....

+ Tuy nhiên về mặt bản chất thì tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của ý thức trách nhiệm với bản thân.

2. Vai trò của đảm bảo ý thức trách nhiệm

Tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức

+ Làm việc một cách tự giác

+ Làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo

+ Luôn luôn nỗ lực hết sức mình để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho

+  Có tinh thần đóng góp ý kiến, đóng góp công sức .

+ Có tinh thần hợp tác cao trong công việc với các thành viên khác trong tổ chức

+ Không đổ thừa hay đùn đẩy trách nhiệm qua cho người khác

Trách nhiệm trong công việc

+ Trách nhiệm trong công việc của người nhân viên có được là nhờ họ ý thức được.

+ Trách nhiệm của họ ở đây không phải chỉ là trách nhiệm với với cấp trên, với đồng nghiệp mà trước hết là trách nhiệm đối với chính bản thân mình.

+ Sở dĩ như vậy là bởi vì họ ý thức được vai trò là người chủ công việc của chính mình. Mình chính là người chủ có quyền ra quyết định tham dự tổ chức này hay tổ chức khác, có quyền lựa chọn công việc này hay công việc khác.

3. Nội dung đảm bảo ý thức trách nhiệm

Tất cả đều là sự lựa chọn của mình cho nên mình phải có trách nhiệm đối với nó. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, trách nhiệm với những gì mà mình đã cam kết.

+ Hình ảnh về một người không giữ lời hứa, không giữ cam kết là một hình ảnh không đẹp, nếu không nói là rất xấu.

+ Nếu mình không có trách nhiệm thì tức là mình đang làm tổn thương lòng tự trọng của chính mình, đang làm hình ảnh của mình xấu đi trước hết là trong mắt mình và sau đó là xấu đi trong mắt người khác. Đây chính là căn bản của vấn đề ý thức trách nhiệm với công việc.

Ý thức trách nhiệm với tổ chức

+ Khác với ý thức trách nhiệm với công việc là chỉ nhận trách nhiệm với những gì mình cam kết, ý thức trách nhiệm với tổ chức đạt đến mức độ trách nhiệm cao hơn. Đó là việc người nhân viên tự đặt ra cho mình trách nhiệm với cả những điều mình không cam kết. Có những sự việc không ai yêu cầu họ phải làm hay phải thực hiện, nhưng họ vẫn làm và tự thấy mình phải có trách nhiệm với những công việc đó.

+ Những công việc đó thường là những sự hỗ trợ đồng nghiệp, đề ra những sáng kiến, ý kiến đóng góp cho cấp trên để công việc được tốt hơn. Những việc đó phát sinh khi người nhân viên không chỉ quan tâm đến kết quả trong phần việc của mình mà còn quan tâm đến kết quả chung của tổ chức, của công ty mình đang làm.

+ Họ ý thức được sự gắn kết giữa quyền lợi cũng như lợi ích của tổ chức, của công ty với lợi ích của bản thân. Trong một số trường hợp, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích của công ty, vì họ thấy rõ bảo vệ lợi ích của công ty cũng chính là bảo vệ lợi ích cá nhân của mình. Họ thấy rõ đây chỉ la hy sinh cái nhỏ để bảo vệ cái lớn mà thôi.

 

 

 

 

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết