1. Khái niệm
Tìm kiếm thông tin (TT) là quá
trình tập hợp thông tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội
dung liên quan đến lĩnh vực nhất định.
Quá trình xử lí thông tin (XLTT): Bắt
đầu với những thông tin ban đầu, chúng ta sẽ thực hiện quá trình phân tích,
phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, trên cơ sở đó
đưa ra các biện pháp giải quyết công việc. Hay còn gọi Xử lý thông tin là quá
trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu
xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng
thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin.
Đặc điểm của tìm kiếm và xử lý
thông tin
- Tìm kiếm thông tin
là hoạt động có tính mục đích; có tính đa dạng về phương pháp,
cách thức; nó một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh thông tin cần thiết.
- Kết quả của việc xử
lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp phần tạo ra những quyết định
đúng đắn và sự năng động; Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những
thông tin mới hoặc bổ sung những thông tin mà trước đó chưa được biết đến.
2. Tại
sảo phải học kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Ví dụ 1: Bạn muốn đi mua 1 cái bếp từ, để sản phẩm đảm bảo chất lượng
và giá cả hợp lý thì yêu cầu bạn cần phải đi khảo sát ở nhiều địa điểm (nhiều
quán khác nhau); Tìm kiếm thêm các thông tin trên internet, qua bạn bè,…
Vì thông tin có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải quyết mọi
vấn đề trong cuộc sống (giúp chúng ta hiểu
được về một đối tượng nào đó; Giúp chúng ta lựa chọn được cái cần thiết phục vụ
cho mục đích của mình; giúp giải quyết vấn đề mà chúng ta đặt ra; giúp xử lý
công việc một cách tối ưu, …)
Với 1 vấn đề mới mà bạn nghiên cứu thì việc tìm kiếm thông tin là
điều bắt buộc phải làm.
Ví dụ 2: Khi ra trường đi tìm việc để tìm cho mình 1 công việc phù
hợp về mọi mặt thì chắc chắn công việc đó không tự đến với bạn được mà yêu cầu
bạn phải bỏ thời gian tìm kiếm (trên internet, bạn bè, …)
=> Do đó khi học kỹ năng này nó sẽ giúp cho chúng ta biết cách
tìm kiếm và xử lý thông tin (xử lý công việc) một cách dễ dàng & hiệu quả.
3.
Cách tìm kiếm và xử lý thông tin
Yêu cầu với thông tin thu thập và TT trong quá trình xử lý:
- Thông tin phải phù hợp: phù hợp với công việc cần
giải quyết, có tính hợp pháp, có giá trị sử dụng.
- Thông tin phải chính xác: phải phản ánh đúng bản
chất của đối tượng, được cung cấp bởi những chủ thể đáng tin cậy, đã được kiểm
chứng hoặc có cơ sở để tiến hành kiểm chứng.
- Thông tin phải đầy đủ: phải phản ánh được các mặt,
các phương diện của đối tượng, giúp nhận diện đúng vấn đề.
- Thông tin phải kịp thời: có tính mới, phản ánh đối
tượng ở thời điểm hiện tại, không phải là những thông tin cũ, thông tin đã lạc
hậu.
- Thông tin đơn giản dễ hiểu: có thể dễ dàng sử dụng,
phục vụ cho yêu cầu công việc.
- Thông tin phải đảm bảo yêu cầu bí mật: Trong một
số trường ví dụ như các thông tin về bí quyết công nghệ, các thông tin chưa được
phép công bố trên diện rộng, các thông tin theo quy định là bí mật nhà nước.
3.1 Cách
tìm kiếm thông tin
Hình thức tìm kiếm thông tin cũng rất đa dạng, chẳng hạn:
Tìm kiếm một cuốn sách ở thư viện nhà trường, thư viện công cộng...
Tìm kiếm thông tin được lưu trữ ở các đĩa CD, DVD...
Tra từ điển
Tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học
trên mạng nội bộ, tren Internet, ...
Hỏi bạn
bè, người thân (qua việc trao đỏi ý kiến, quan sát, …)
Ở các cơ quan,
tổ chức (qua việc khảo sát thực tế, điều tra, thăm dò ý kiến bằng phiếu, phỏng
vấn…)
Bạn có thể sử dụng nhiều cách để
tìm kiếm như trên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng Internet để tìm kiếm. Chẳng
hạn, có thể sử dụng Google trên mạng internet để tìm kiếm thông tin. Để có hiệu
quả, quan trọng là chúng ta phải biết từ khóa để đưa vào phù hợp.
Ví dụ: Tìm tài liệu liên quan đến học phần
Tin học, bạn có thể tìm việc bằng nhiều cách thức khác nhau. Nếu bạn gõ trên
google có rất nhiều KQ (tin căn bản; tin văn phòng, tin học ứng dụng, …); Nếu
KQ tìm kiếm quá nhiều thì bạn nên thu hẹp từ khóa lại; Nếu KQ tìm kiếm ít quá
thì bạn nên mở rộng từ khóa ra => cho KQ hợp lý.
Để tìm kiếm có hiệu quả bạn cần phải:
Xác định được chủ đề mình cần tìm kiếm (mục đích TK)
Xác định nguồn, địa chỉ tin cậy để cung cấp thông tin. VD: Ở sách,
Báo, Internet, bạn bè, người thân quen trước, …
Lập kế hoạch, thời gian và liên hệ với những người có liên quan đến
việc cung cấp thông tin (nếu có)
Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, công cụ để thu thập thông tin. VD:
Máy tính, máy ghi âm, phiếu câu hỏi, Bộ câu hỏi, thảo luận nhóm trước, …
=> từ đó chúng ta mới
tiến hành để thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng nên.
VD:
Tìm việc làm liên quan tới công
việc kế toán và làm tại địa bàn Quảng trị
3.2 Cách xử lý thông tin
Phân loại, sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung,
từng vấn đề, lĩnh vực một cách có hệ thống.
Ví dụ: Phân theo ngành nghề: Kế toán, tin học, tài chính ngân
hàng, bảo vệ, …
Phân tích, phải so sánh, đối chiếu và lý giải các thông tin tìm kiếm
được tức ở đây chúng ta phải xác định độ tin cậy của các nguồn tin (thông tin
phải đúng, đủ, phải kịp thời, phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc, phải
dùng được); Đặc biệt là các thông tin trái chiều thì phải xem xét một cách toàn
diện, thấu đáo, sâu sắc để lý giải được sử mâu thuẩn giữa các thông tin đó; Chọn
ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu,
số liệu.
Tiếp theo là chúng ta viết báo cáo (nếu có yêu cầu).
Tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin có mối quan hệ với
nhau:
Thông tin thu thập được phải thống nhất hài hòa, bổ sung cho nhau
=> quá trình xử lý sẽ nhanh và có hiệu quả cao.
Không thể xử lý thông tin có hiệu quả dựa trên thông tin một chiều,
thông tin chưa đầy đủ; cho nên việc bảo đảm chất lượng nguồn thông tin sẽ bảo đảm
cho quá trình xử lý thông tin có hiệu quả, nhận diện được bản chất của sự việc
và đưa ra quyết định đúng đắn.
Tình trạng quá tải thông tin và thiếu thông tin hữu ích trong quá
trình tìm kiếm dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý, đòi hỏi nhiều thời gian
vừa đòi hỏi nhiều nguồn lực và kỹ năng xử lý thông tin. Mặt khác, do thiếu
thông tin hữu ích không phản ánh hết được bản chất của đối tượng, dẫn đến có thể
nhận thức sai lệch về đối tượng.
Quá trình xử lý thông tin phải nắm được hạt nhân của thông tin; Để
xử lý thông tin hiệu quả, cần loại bỏ những yếu tố bình luận, nhận xét, những yếu
tố mang tính dư luận xã hội để xác định đúng nội dung cốt lõi, yếu tố khác quan
trọng trong thông tin được cung cấp.
Kết luận
Để Kỹ năng tìm kiếm và XLTT có hiệu quả bạn cần phải kết hợp với Kỹ
năng tư duy phê phán; Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, sự giúp đỡ; kỹ năng lập kế
hoạch; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng hợp tác và hoạt động nhóm, … do vậy các kỹ
năng mà các bạn được giáo dục tại trường chúng tôi mong rằng các bạn cần phải
nhớ và phải biết vận dụng chúng một cách linh hoạt vào trong cuộc sống thực tiễn
của mình. Đặc biệt trong kỷ nguyên số chúng ta hiện nay, mạng internet phát triển
toàn cầu thì Kỹ năng tìm kiếm và XLTT là rất quan trọng. Hy vọng các bạn sẽ ứng
dụng được vào những trường hợp cụ thể để giải quyết những vấn đề cụ thể của các
bạn.