TUYỂN SINH NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ NGHỀ DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG - THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 01 THÁNG. KHAI GIẢNG LIÊN TỤC TRONG THÁNG.

Tìm kiếm

Thống kê truy cập

1,478,763
79
76
413
129,395

Liên kết

KỸ NĂNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Cập nhật 14/09/2015 Lượt xem 1540

1. Khái niệm việc làm: Là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu được lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó được pháp luật thừa nhận.

2. Mục đích tìm kiếm việc làm

·        Việc làm là kiếm tiền nhằm giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

·        Tìm được một công việc để thực hành kỹ năng nghề và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn

·        Kiếm được việc làm để mở rộng môi trường giao tiếp xã hội

·        Kiếm được việc làm để xác lập vị trí của mình trong xã hội

·        Tự thành lập doanh nghiệp của mình.

PHẦN 1: KỸ NĂNG TÌM THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM

1. Các phương pháp tìm kiếm việc làm

  • Từ người thân (gia đình, bạn bè…)
  • Đến những Trung tâm tư vấn hướng nghiệp, Trung tâm giới thiệu việc làm
  • Đọc báo, theo dõi tin tức thời sự trên tivi, radio, xem triển lãm…
  • Truy cập internet
  • Cán sự xã hội, các đoàn thể địa phương…

+ Tìm kiếm thông tin từ người thân:

  • Nói với họ là bạn đang tìm kiếm việc làm
  • Chia sẽ với họ là bạn có khả năng làm tốt công việc gì
  • Hỏi ý kiến họ về lĩnh vực công việc bạn nên làm
  • Nói cho họ biết những chứng chỉ nghề nghiệp mà bạn có..

Lưu ý:  luôn thiết lập và giữ các mối quan hệ để bạn có thêm cơ hội.

+ Tìm thông tin việc làm qua các phương tiện thông tin đại chúng:  Báo chí, tờ rơi, quảng cáo:  Trang “Cơ hội việc làm và học hành”; Mục thông tin quảng cáo “Người tìm việc, việc tìm người”, thông báo tuyển dụng; Trang web việc làm:  kiemviec.com; vietnamwork.com; 24h.com.vn

+ Tìm thông tin việc làm qua các nguồn khác

- Thu thập thông tin chi tiết về các đơn vị tuyển dụng

  • Sản phẩm của đơn vị, địa điểm, các điều kiện làm việc
  • Yêu cầu công việc cụ thể, số giờ làm việc, chế độ làm việc trong và ngoài giờ, trách nhiệm đối với công việc, mức lương, cơ hội thăng tiến trong nghề,….
  • Các yêu cầu về thủ tục hồ sơ, thời hạn, địa chỉ liên hệ ̣

- Cách thu thập thông tin về công ty

+ Thu thập thông tin qua điện thoại

Cần chú ý:

+ Trước khi đàm thoại: Chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch của bạn để bên cạnh, nó giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan một cách nhanh chóng và chính xác; Chuẩn bị sẵn quyển lịch, giấy bút để ghi các thông tin và thống nhất một cuộc hẹn, nếu có; Chuẩn bị trước những câu hỏi bạn định hỏi để tìm hiểu thông tin về: doanh nghiệp, công việc cụ thể, triển vọng nghề nghiệp, đăng ký xin việc, yêu cầu hẹn gặp...; Tập trình bày một cách trôi chảy những câu hỏi đã chuẩn bị

+ Trong khi đàm thoại: Tạo ấn tượng tốt với người đối thoại bằng cách chào hỏi với giọng nói nhẹ nhàng, âm lượng vừa đủ. Chào đúng tên người đối thoại, nếu bạn biết tên. Giới thiệu bản thân và nói rõ ai đã  giới thiệu bạn với họ, nếu có; Cung cấp thông tin một cách ngắn gọn về bản thân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với thái độ tự tin, thoải mái; Xin hướng dẫn về công việc, gợi ý, hoặc lời khuyên. Ghi lại tên người đối thoại, những thông tin nhận được và các hướng dẫn của họ

+ Kết thúc đàm thoại: Bày tỏ sự biết ơn với người đã dành thời gian nói chuyện với bạn cho dù họ có cung cấp được những thông tin bạn muốn hay không. Hãy cho họ số điện thoại hay địa chỉ liên lạc của bạn và nhờ họ giúp đỡ; Chờ cho người đối thoại với mình chủ động gác máy trước

PHẦN 2:CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VIỆC

1. Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?

  • Đơn xin việc có dán ảnh
  • Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của địa phương quản lý
  • Các văn bằng, chứng chỉ có công chứng
  • Thư giới thiệu đảm bảo của người có uy tín hoặc xác nhận của đơn vị bạn đã làm trước đó (nếu có)
  • Bản sao (photocopy) sổ hộ khẩu
  • Giấy khám sức khỏe

2. Làm thế nào để hồ sơ xin việc không bị loại?

  • Trình bày cẩn thận cả hình thức lẫn nội dung
  • Nhớ là cũng có nhiều người cũng đang cạnh tranh vị trí mà bạn đang dự tuyển

3. Cách viết đơn xin việc

  • Hình thức trình bày

-  Sử dụng khổ giấy A4, căn chỉnh lề cân đối

-  Không chọn nhiều kiểu chữ, cỡ chữ

-  Nếu chữ đẹp có thể viết tay

-  Không có lỗi chính tả; câu văn ngắn gọn, rõ ràng

-  Các đoạn văn phải ngắt xuống dòng

  • Nội dung

-      Thông tin cá nhân: họ tên, năm sinh

-      Đoạn mở đầu: viết hai, ba câu nêu lý do vì sao bạn biết để xin vào làm việc ở đơn vị này

-      Nội dung chính: giới thiệu về khả năng, kinh nghiệm và mong muốn của bạn

-      Đoạn kết luận: hãy cam kết về sự phục vụ của bạn với công ty.

4. Chuẩn bị lý lịch cá nhân

Những điểm lưu ý

  • Viết đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có)
  • Tình trang hôn nhân (đã lập gia đình hay độc thân, có mấy con, tuổi của con)
  • Nếu là bạn nam còn trẻ, ghi rõ đã hoàn thành nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự (nếu có)
  • Phần đào tạo ghi rõ các văn bằng chứng chỉ, chuyên ngành được đào tạo, thời gian và nơi đào tạo
  • Nêu rõ trình độ ứng dụng tin học, ngoại ngữ (nếu có)
  • Phần kinh nghiệm chuyên môn
  • Phần quan hệ gia đình
  • Cuối cùng là cam kết của bạn về những gì bạn đã khai

Các lưu ý

  • Trước khi nộp hồ sơ, hãy photocopy một bộ để lưu giữ hoặc xem lại trước khi đi phỏng vấn
  • Nếu đơn vị tuyển dụng ở không xa, bạn nên tự mang hồ sơ đến nộp
  • Nộp hoặc gửi hồ sơ đúng địa chỉ
  • Sau khi gửi, kiểm tra lại, đảm bảo hồ sơ đã được gửi đến nơi
  • Theo dõi xem có bổ sung hoặc hoàn thiện hồ sơ nữa không
  • Theo dõi thông báo mời phỏng vấn

PHẦN 3: KỸ NĂNG THAM DỰ PHỎNG VẤN

I. Chuẩn bị tham dự phỏng vấn

1. Thủ tục

  • Xem lại hồ sơ xin việc, lưu ý các thông tin về kinh nghiệm, khả năng của bạn đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc mà bạn hướng tới
  • Chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ dự phòng
  • Xem lại tất cả các thông tin về đơn vị tuyển dụng mà bạn có, đặc biệt là những lĩnh vực họ quan tâm

2. Những câu trả lời

  • Bạn biết gì về công ty? Làm thế nào bạn biết về chúng tôi?
  • Bạn cho biết thêm về trình độ học vấn và tay nghề?
  • Sở thích của bạn là gì?
  • Khi đi học, bạn đã từng tham gia các hoạt động phong trào hay giữ chức vụ gì?
  • Bạn đã có kinh nghiệm gì? Ai là người giúp cho bạn có kinh nghiệm?
  • Tại sao bạn muốn thay đổi lĩnh vực hoạt động trong công việc?
  • Bạn đã làm gì trong giai đoạn chờ xin việc?
  • Bạn có biết những yêu cầu cụ thể về vị trí việc làm mà bạn muốn xin vào không?
  • Tại sao bạn nghĩ mình có đủ điều kiện để làm việc ở vị trí này?

3. Chuẩn bị tâm lý

  • Hãy tạo một giấc ngủ ngon trước ngày bạn tham dự phỏng vấn để có tinh thần sảng khoái và sắc thái khỏe mạnh tươi tắn
  • Trước lúc vào phỏng vấn, giữ yên lặng ít phút, hít thật  sâu vài lần để bớt hồi hộp
  • Bình tĩnh và tự nhủ với lòng mình: hãy tự tin

4. Chuẩn bị về ngoại hình

  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn
  • Đầu tóc gọn gàng
  • Không ăn mặc cầu kỳ, trang điểm lòe loẹt hoặc quá xuềnh xoàng, luộm thuộm
  • Không mang trên người quá nhiều trang sức
  • Không sức nặng mùi nước hoa

II. Kỹ năng tham dự phỏng vấn

1. Tại nơi phỏng vấn

-  Đến trước khoảng 10 phút

-  Quan sát khung cảnh phỏng vấn

-  Thể hiện sự lịch sự

2. Sử dụng ngôn ngữ không lời

         Ngồi đối diện với những người phỏng vấn bạn, khoảng cách tốt nhất từ 0,7 – 0,9m

         Tư thế ngồi thẳng, không bắt chân trước ngực

         Không nhấp nhổm hoặc làm những động tác như vuốt tóc hoặc bẻ ngón tay liên tục, rung đùi

         Nhìn vào người phỏng vấn nhưng đừng quá chăm chú

         Nét mặt thể hiện sự thoải mái, tự tin, không căng thẳng. Nhưng không tỏ ra tự tin một cách thái quá

3. Sử dụng ngôn ngữ có lời

  • Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc lý nhí, nhát gừng
  • Lắng nghe và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ câu hỏi
  • Đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu chưa hiểu
  • Không cắt ngang người phỏng vấn
  • Không nói quá nhiều
  • Không nói xấu về nơi làm việc trước đây
  • Trả lời ngắn gọn, rành mạch, không sử dụng từ có nhiều nghĩa
  • Không trả lời các câu hỏi đơn thuần bằng hai từ “có” hoặc “không”
  • Lái các câu hỏi theo hướng trả lời về kinh nghiệm của mình

4. Những điều người tuyển dụng muốn biết

  • Vì sao bạn lại đến chỗ họ: Tại sao bạn chọn họ?
  • Bạn có thể làm được những gì cho họ: những kỹ năng và kiến thức đặt biệt của bạn?
  • Họ có đủ khả năng để tuyển dụng bạn không: mức lương bạn yêu cầu?
  • Bạn là người như thế nào: liệu bạn có hòa hợp với họ không

5. Những điều bạn cần nói

  • Bạn sẽ trả lời như thế nào với những câu hỏi của nhà tuyển dụng?
  • Những điều gì bạn cần nói với nhà tuyển dụng?

6. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn?

  • Có nên đặt câu hỏi cho người phỏng vấn?
  • Những điều gì bạn cần hỏi?
  • Những điều gì bạn không nên hỏi?

7. Kết thúc phỏng vấn như thế nào?

Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận vào làm việc và sẽ chờ thông tin của cơ quan tuyển dụng. Hãy cảm ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng tốt đẹp.

 

 

 

 

 

 

Thư viện trực tuyến

Thư viện hình ảnh

TT Ngoại Ngữ-Tin Học

Sinh viên cần biết